Biến áp xuất âm dựa theo tiêu chuẩn Tango FC-30-3.5S
April 14, 2022Đầu tiên, bài viết này dành cho anh em tự tìm hiểu tài liệu quấn dây và anh em sử dụng tài liệu do tôi cung cấp để hoàn thiện 01 cặp OPT cho 300B. Bài viết không áp dụng cho các bác đi mua và đưa ra tiêu chuẩn này cho anh em thợ quấn dây. (nếu áp dụng thì anh em nên nhớ cứ mỗi tiêu chuẩn thì cộng thêm 500K cho a e thợ quấn dây vui vẻ). Bài viết cũng không hướng dẫn là quấn thế nào cho hay, hiện tại chỉ đưa ra và đề cập các vấn đề về thông số để anh em tham khảo. Nếu đạt đủ tất cả các thông số như tôi đề cập thì là đạt, nếu không đủ các thông số thì là “không đạt” (với kỹ thuật, chỉ có “Yes or No” chứ không có mức tạm được, cũng được hay dùng thế thôi)
Với mức kiến thức phổ thông, gần như ai cũng muốn tự làm cho mình một bộ biến áp xuất âm hoàn chỉnh, ưng ý. Tuy nhiên, kiến thức thì có người có hiểu biết nhiều, người gần như cũng quấn lần đầu. Vậy nên tôi chia ra 02 mức độ để anh em có kiến thức và kiến thức sâu có thể tự kiểm tra biến áp xuất âm mình vừa dệt được. Bài việt tập trung vào biến áp xuất âm của mã 3.5S cho 300B của tango nhé anh em.
Dành cho anh em không chuyên sâu
Thiết bị cần ở đây là đồng hồ LCR thông thường. Giá đồng hồ có từ 170K đến 800K là có thể sử dụng được.
1.Vấn đề đầu tiên là nội trở cuộn dây.
Với nội trở cuộn dây sơ cấp, nghĩa là đặt thang đo Rdc, đo giữa +B và P là 74-88R, nội trở cuộn dây 0-4R là 0, 28R, nội trở của cuộn 0-8R khoảng 0,38R, nội trở cuộn 0-16R đạt cỡ 0,58R. Về cơ bản, ngoài dùng đồng hồ LCR, các anh em có thể dùng đồng hồ đo chính xác để đo.
2.Tiếp đến là cảm kháng.
Để đo cảm kháng, các anh em vào phe sắt. Với biến áp xuất âm cho Single End, anh em vào phe sắt E 1 bên, I một bên. Với tiêu chuẩn của Tango thì thường đo giữa +B và P đạt từ 6,8H và giữa 0R và 8R đạt cỡ 100mH. Do tính chất loại nhạc khác nhau, nên thường các nghệ nhân việt nam thường quấn cao hơn chút so với hãng (cỡ 10H). Nhưng theo tôi nghĩ, anh em cứ nên làm chuẩn là 6,8H ở cuộn dây +B và P.
3.Điện cảm ký sinh
Với biến áp xuất âm, đo cảm rò hay cảm ký sinh là đo giữa đầu +B với cuộn 0R của biến áp. Giá trị chấp nhận được là dưới 2nF (có thể lên đến 2,7nF). Với từng loại phe thì cảm ký sinh là con dao hai lưỡi. Với phe tốt, cảm ký sinh được coi như một con tụ dẫn âm, với phe kém thì tốt nhất cảm ký sinh nên thấp. Vì cơ bản chính chúng ta cũng không kiểm định được loại phe đang có như nào nên cảm ký sinh nên thấp sẽ an toàn và tốt hơn.
4.Lá phe quấn OPT
Lá phe quấn OPT nên là loại không dẫn điện, khi đo thông mạch bằng đồng hồ cơ bản, nên chọn loại không dẫn điện. Tiếp đến mới là chọn lá phe loại mỏng. Cao cấp hơn thì có loại phe giòn, màu xám vàng, độ từ thẩm cỡ 1.4T
5.Dây quấn biến áp xuất âm
Dây quấn biến áp xuất âm thường là dây bé. Dây sơ cấp hay nhất mà hãng hay quấn là dây 0,18, thứ cấp là dây 0,38. Các dây to quấn thường không cân bằng về dải âm và tần số. Các biến áp Mỹ cũ thường quấn dây 0,1. Không phải họ quấn dây bé vì tiết kiệm mà dây càng bé thì trung âm càng tốt.
Tổng hợp về biến áp xuất âm với công cụ đo thông thường thì có các mục sau:
- R: nội trở dây quấn Rdc cỡ 74R – 88R, Rdc 0R-8R = 0,38R
- L: cảm kháng giữa +B và P = 6,8H, 0R-8R = 100mH
- C: Cảm ký sinh nhỏ hơn 2nF
- Phe sắt không dẫn điện trên bề mặt, mỏng, giòn
- Dây quấn sơ cấp nhỏ hơn 0,18, thứ cấp nhỏ hơn 0,38
Phần nâng cao
Phần này đa phần không nên soạn, vì những người có các máy đo đều hiểu và biết các món này. Nhưng do a e phần đông tò mò nên e xin phép soạn và giải thích
- Trở kháng
Trở kháng của cuộn dây sơ cấp thường tính bằng tỉ lệ giữa sơ cấp/thứ cấp. Nhưng cơ bản cách này không chính xác và nó chỉ dành cho người mới bắt đầu.(giống như mạch điện chỉ cho sinh viên ráp tại trường, đem ra thực tế không ổn định và chính xác). Trở kháng của cuộn dây sơ cấp thường đo bằng phương pháp cầu biên độ Maxell (google sẽ có). Nhưng để đơn giản, các bạn chỉ cần mua một cái đồng hồ LCR có đo được nhiều tần số là xong!
Gần nhà có cửa hàng này, và tôi biết có loại này đo được
Phương pháp đo rất đơn giản. Đầu tiên, các bạn chỉnh đồng hồ về chế độ đo Z, chọn tần số 1kHz. Nếu nhà có loa hoặc tải giả đều được, các bạn kẹp 02 đầu que đo vào tải giả hoặc loa để hiển thị đúng 8R. Nếu là tải giả thì không có gì, nếu là loa sẽ kêu tu tu=> đồng hồ có thể đo được và loa chuẩn để đo.
Sau đó, các bạn đấu loa vào cọc 0R và 8R của OPT, kẹp đồng hồ vào cọc +B và P của OPT. Trên đồng hồ sẽ hiển thị giá trị chính xác của OPT khi làm việc. Thông thường giá trị tính toán theo sơ cấp/thứ cấp truyền thống sẽ kém chính xác 30% với phương pháp đo cầu bằng đồng hồ. Ví dụ, các nhà thông thái tính ra là 4,3KR, nhưng khi đo thì thực tế sẽ là 5KR. Bởi vì, khi có dòng điện DC và AC chạy qua, ngoài giá trị tính được về điện trở, trở kháng cuộn dây, tác dụng của tần số lên cuộn cảm, tụ điện sẽ thay đổi Z tổng 1 chút. Các bạn để ý công thức về Z sẽ thấy điều đó. Z tổng = Zr + Zl +Zc. Khi tính theo kiểu sơ/thứ sẽ bỏ qua 2 thành phần L, C => mua đồng hồ đo sẽ chính xác và đỡ đau đầu.
Cùng là sử dụng đồng hồ trên, nếu đồng hồ có ít giá trị tần số sẽ khá rẻ, đồng hồ có giá trị tần số sẽ đắt hơn nên để đo băng thông thì đồng hồ có nhiều tần số sẽ đo chính xác hơn.
Vẫn sử dụng đồng hồ và loa kết nối như ở trên, các bạn ghi lại giá trị trở kháng tại 1kHz, sau đó thay đổi tần số đo. Nếu thật là may mắn khi các bạn thay đổi tần số từ 20hZ (tôi chỉ dùn 100hz trở đi) đến 20kHZ mà giá trị trở kháng trên đồng hồ vẫn là số cố định => biến áp xuất âm của bạn đã đạt được thông số này. Với thợ quấn dây thông thường, chỉ nên đạt từ 100Hz đến 20kHZ. Với tiêu chuẩn các hãng quấn để bán, thông số này khi thay đổi từ 10hZ đến 100kHZ, con số trở kháng vẫn cố định (=> như thế họ mới bán đc giá gấp 10 lần giá trị vật liệu, thậm chí 100 lần)
2. Đáp ứng tần số
Đáp ứng tần số theo tôi hiểu là phát một tín hiệu sine qua biến áp xuất âm, sau đó thu lại trên đầu ra của biến áp sẽ được một điện áp AC tương tự. Khi tần số thay đổi, điện áp đó thay đổi trong phạm vi cho phép là 3dB là đạt (khoảng 1,4 lần). Ví dụ, khi cấp điện áp xoay chiều tại tần số 1kHz vào ngõ vào biến áp để ngõ ra đạt 2,88V (cỡ 1W trên 8R) thì ngõ ra khi thay đổi còn 2V là đạt. Nếu ngõ ra thay đổi xuống thấp hơn dưới 2V là không đạt. Sơ đồ kết nối như sau.
Do bản vẽ TANGO 3.5S quá mờ, nên tôi tạm dùng hình ảnh của TANFGO 2,7S để thể hiện cách kết nối.
Máy đo như hình vẽ ở trên là máy HP8903B (máy này rẻ, máy cùng mã này đời tương tự “đắt” ~ cỡ 120tr)
Phần kết nối biến áp xuất âm với máy đo tôi có viết trong bài hướng dẫn sử dụng máy HP8903B, phần output của máy chọn chế độ High Z và đấu vào nguồn phát như hình, phần input của máy đấu vào ngõ ra 0R-8R của biến áp. Do OPT hoạt động ở chế độ SE nên cần set dòng điện 100mA DC chạy qua biến áp, tín hiệu từ máy đo qua tụ cách ly để bảo vệ máy. Với ngõ vào 3.5K, ta nối tiếp tải giả để giả lập trở kháng, ngõ ra nối với 8R để giả lập trở kháng.
Sau khi kết nối xong, ta phát tần số 1Khz, 8Vrms, 4VDC và xem kết quả trên máy. Trên máy HP8903B có chế độ đọc dB và vol tại ngõ ra. Các bạn có thể dùng kết quả vol AC để tính ra dB cho sản phẩm của mình.
3.Pha
Với biến áp xuất âm, sai pha giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp cho phép tối đa là 30 độ. Với biến áp xuất âm tango thì các điểm đo sai số tối đa là 32 độ tại 100Khz.
Đo pha là so sánh pha tín hiệu tại sơ cấp và tín hiệu tại thứ cấp. Các bạn có thể dùng máy hiện sóng hoặc máy phân tích để kiểm tra việc này. Dưới đây là bảng so pha của biến áp xuất âm TANGO
Bài viết sẽ có thể được cập nhật trong thời gian tới, nhưng đến đây nếu bạn nào vẫn lăn tăn và đặt câu hỏi là làm sao để quấn được xuất âm hay thì tôi lại trả lời là: hãy làm đủ các thông số trên đi đã, rồi tính sau!
Một tác giả khác có viết: ” Now this is what we call a good single output transformer. If you do not believe, just order one and try it yourself. Also, get some output transformers in the open market for comparison. You will be surprised”
Good to know.