Treo tim đèn

February 4, 2020 5 By thaidv

Dựa vào cách đốt tim đèn mà mình tạm gọi có 02 loại treo tim cơ bản: Treo tim khi đốt tim AC và treo tim khi đốt tim DC.

Tùy vào cách chơi, gu chơi và kiểu chơi nên có người thích đốt tim AC, có người đốt tim DC. Mỗi kiểu có cách hay riêng, cảm nhận rõ rệt nhưng vẫn có những ý kiến khác nhau nhưng tựu chung là treo tim thì sẽ giảm được hum.

Mình xin bắt đầu với việc treo tim DC. Với những anh em mới chơi, đây là cách đơn giản và dễ thực hiện, dễ hiểu nhất về treo tim. Đầu tiên, đốt đèn ở chế độ DC, sau đó nối điểm mass của điểm đốt tim về “điểm nào đó” của nguồn cao áp. “điểm nào đó” của nguồn cao áp thường sử dụng là mass cao áp hoặc điểm 1/3 điện áp cao áp.

Ví dụ đối với đèn lái của mạch leben CS300X, đốt tim đã được nắn DC, sau đó, mass của đốt tim nối với mass cao áp (cách này siêu dễ hiểu, dễ làm)

Ví dụ treo lên 1/3 điện áp cao áp. Thông thường, các kỹ thuật thường dùng cặp điện trở 100K và 47K nối tiếp nhau, sau đó điểm giữa sẽ nối về mass đốt tim, đầu còn lại điện trở 100K lên cao áp, đầu còn lại 47K về mass. Cách này thường được sử dụng trong các mạch của Audio Note. Và đây là ví dụ:

Treo tim DC cơ bản là như vậy, còn khi lắp ráp tùy vào đèn, chế độ làm việc mà treo “điểm nào đó” của cao áp. Anh em hãy thử nghiệm.

Đối với đốt tim AC cũng có cách treo tim riêng. Tuy nhiên việc treo tim AC là khó hơn và tùy thuộc nhiều vào biến áp. Các tối ưu nhất và hay nhất với đốt tim + treo tim AC là biến áp đốt tim có điểm giữa (điểm CT) sau đó áp dụng treo như đốt DC. Ví dụ:

Mạch trích từ tài liệu Kit one 300B của Audio Note. Ở đây nguồn đốt tim CT của đèn 6SN7 được nối về mass cao áp và điểm CT của đèn 5687 về “điểm nào đó” của cao áp (cỡ 1/4 cao áp).

Với biến áp có quấn CT thì ta cứ việc áp dụng là đạt kết quả tốt nhất và tối ưu nhất. Tuy nhiên, không phải biến áp nào cũng có điểm CT, vì vậy có cách treo tim AC thứ 2. Cách này cũng khá đơn giản: dùng 02 điện trở 47R nối vào 2 đầu của đốt tim, 02 đầu còn lại treo lên “điểm nào đó”. Điểm này lại cũng có thể là mass cao áp, 1/3 cao áp hoặc chân katot. Với đèn tín hiệu thì thường ta treo cách này về mass cao áp, đèn công suất về katot, còn treo về 1/3 thì cả 2 đèn đều treo được.

Ví dụ đèn tín hiệu treo tim về mass cao áp qua 02 điện trở 33R:

Treo tim đèn công suất về katot qua điện trở 220R(sử dụng trong mạch EL34PP của ANK):

Treo tim AC về 1/3 điện áp cao áp (sử dụng trong mạch Audio Research LS7):

Và cách cuối cùng, tôi không thích nhưng rất ngắn gọn: nối 1 chân đốt tim về mass :

Như vậy, tôi đã tổng hợp các cách cơ bản về đốt tim cho đèn gián tiếp. Các bạn mới bắt đầu tham khảo và thử tất cả các cách xem nhé!!!