Đo đèn điện tử
February 18, 2020Sau nhiều thời gian chơi đèn, tôi ước mơ mua được một máy đo đèn điện tử cơ bản để kiểm tra các bóng của mình xem còn tốt không, phát xạ thế nào, dòng áp cơ bản … nhưng mà “không có đủ tiền mua!”. Vì vậy tôi mới nảy ra ý nghĩ lắp ráp một máy đo đèn đơn giản. Qua internet, tôi tham khảo và hiểu ra, mạch đo đèn cần đo hai thông số chính: độ phát xạ của đèn và độ khuếch đại của đèn.
Về cơ bản, độ phát xạ của đèn chính sự biến thiên của dòng điện so với điện áp (ngược lại với định luật Ohm), và sơ đồ cơ bản đo gm (độ phát xạ) như sau:
Như vậy, để đo độ phát xạ của đèn, chúng ta cần gắn điện trở Rk (trên hình là Rbias) để cài đặt đèn vào chế độ làm việc, cấp tín hiệu vào lưới G (cấp 1Vrms để tí dễ chia), gắn điện trở 10R để đo điện áp (gắn 10R để dễ chia), sau đó ta áp dụng công thức như hình là có thể tính gm
gm = dòng điện qua đèn/điện áp tín hiệu lưới g
Trong đó: dòng điện qua đèn đo gián tiếp qua điện trở 10R (= điện áp đo được trên điện trở 10R chia cho giá trị điện trở.
Tương tự như gm, độ khuếch đại của đèn bằng chính điện áp xoay chiều đo được trên đèn (đo điện áp tín hiệu bằng 1Vrms)
Tổng hợp các kiến thức trên, tôi thấy có một mạch khác khá tối ưu, đo đủ chức năng, điều chỉnh dòng điện, fix bias được cho nhiều đèn. Các bạn tham khảo mạch:
Để sử dụng mạch này, các bạn tra datasheet của đèn để chọn điểm làm việc cho Ug, sau đó set dòng làm việc, điện áp +B. Sau khi set xong các điều kiện, ta cấp tín hiệu 1Vrms vào ngõ in thì ta có các kết quả trên V1 là gm (độ phát xạ) và V3 là độ khuếch đại của đèn tại điểm làm việc +B, và A1. Như vậy, dựa vào mạch cuối, chúng ta có thể tự lắp ráp được một máy đo đèn hoàn thiện và đủ chức năng sử dụng.